Rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng: Nỗi ám ảnh kinh hoàng

Rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng là tình trạng xảy ra khi chất dinh dưỡng dung nạp vào cơ thể không được hấp thụ một cách trọn vẹn. Điều này khiến người bệnh gặp …

Rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng là tình trạng xảy ra khi chất dinh dưỡng dung nạp vào cơ thể không được hấp thụ một cách trọn vẹn. Điều này khiến người bệnh gặp phải nhiều triệu chứng suy nhược nghiệm trọng do cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu cần cho các hoạt động sống. Nội dung bài viết này sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn chi tiết hơn về khái niệm, nguyên nhân, và cách khắc phục tình trạng này.

1. Rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng là gì?

Theo lẽ thông thường thì thức ăn sau khi được nhai nát sẽ di chuyển xuống dạ dày rồi tiếp tục đi đến ruột non. Tại đây, các chất dinh dưỡng được chuyển hóa từ thức ăn ban đầu sẽ được hấp thụ và được tế bào vận chuyển đi khắp cơ thể để duy trì hoạt động của các cơ quan. Quá trình này được gọi là hấp thu chất dinh dưỡng.

Khi quá trình này không còn diễn ra một cách bình thường và ổn định, thì cơ thể bạn đã bị rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng. Triệu chứng này là định nghĩa chung cho các loại bệnh lý gây tổn thương đến quá trình tiêu hóa, Tức là khi mắc bệnh, cơ thể bạn không thể hấp thụ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất một cách triệt để, thậm chí không còn khả năng xử lý và dung nạp một số dưỡng chất nhất định.

Tình trạng này kéo dài có thể để nhiều di chứng đáng quan ngại cho cơ thể. Đặc biệt là người bệnh thường không thể lý giải được vì sao sức khỏe của mình lại bị sa sút trầm trọng đến như vậy, dù vẫn đảm bảo thực đơn ăn uống hằng ngày luôn được đầy đủ và khoa học nhất. Hậu quả của chứng rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều chức năng khác, gây rối loạn hoạt động của các cơ quan bên trong cơ thể.

2. Một số dấu hiệu nhận biết cơ thể bị rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng

Khi hoạt động tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng không còn diễn ra bình thường, cơ thể sẽ bị thiếu hụt một vài dưỡng chất thiết yếu cho quá trình duy trì sức khỏe ổn định. Thế nên, trong giai đoạn bị rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng, người bệnh thường gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu liên quan đến vấn đề tiêu hóa và nhiều hoạt động sống khác. Dễ thấy nhất là các biểu hiện như:

  • Tiêu chảy kéo dài, đi ngoài phân lỏng (tiêu lỏng mỡ), phân màu nhợt, mùi tanh nồng nặc

  • Thường xuyên đau bụng âm ỉ, đầy hơi, sôi bụng, có khi đau thắt từng cơn

  • Buồn nôn và nôn nhiều

  • Lưỡi mất vị giác, khi nuốt cổ họng cảm thấy đau rát, gây mất cảm giác thèm ăn

  • Thường gặp cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng

  • Một số bộ phận trên cơ thể có dấu hiệu phù nề

  • Cơ bắp teo dần, hay bị chuột rút với tần suất cao

Khi nhận thấy bản thân đang gặp phải một trong các biểu hiện trên, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời. Bởi tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn trong tương lai, gây ra nhiều khó khăn và trở ngại cho các hoạt động vui chơi hay làm việc thường ngày.

3. Các nguyên nhân khiến cơ thể khó hấp thu chất dinh dưỡng

Tình trạng khó hấp thu chất dinh dưỡng là hậu quả của rất nhiều bệnh lý khác nhau, hầu hết là có liên quan đến hệ tiêu hóa. Thế nên, nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng này đến nay vẫn chưa thể xác định cụ thể. Tuy nhiên, theo kết luận của các bác sĩ có chuyên môn về vấn đề này thì tình trạng rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng bắt nguồn từ các lý do chủ yếu sau đây:

Niêm mạc

Niêm mạc là một lớp màng nhầy bám trên thành ruột non, nơi tiết ra enzyme hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Khi cơ thể gặp phải các vấn đề như: viêm ruột, chấn thương vùng bụng, mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh tự miễn dịch (Celiac), uống quá nhiều thức uống có cồn, lạm dụng thuốc hoặc , đang trong quá trình điều trị bệnh khác,… thì rất có thể lớp niêm mạc ruột non sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.

Khi đó, chức năng của ruột non sẽ bị suy giảm, dẫn đến việc quá trình hấp thụ dưỡng chất của cơ thể bị ảnh hưởng nặng nề. Hậu quả là người bệnh sẽ có nguy cơ gặp phải các triệu chứng như: không tiêu hóa được sữa bò – tình trạng thường xảy ra nhiều nhất ở trẻ , khiến trẻ bị thiếu hụt đường lactose, không hấp thụ được Fructose, không dung nạp được sữa đậu nành, hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, chức năng của tuyến tụy, , túi mật bị suy giảm.

Lòng ống tiêu hóa

Bên cạnh lớp niêm mạc thì lòng ống tiêu hóa cũng là nơi bắt nguồn của nhiều bệnh lý nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động tiêu hóa của cơ thể. Hầu hết các tổn thương bên trong lòng tiêu hóa đều là hậu quả các triệu chứng viêm, nhiễm ở các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, đôi khi là do thói quen sinh hoạt kém lành mạnh của người bệnh. Nhìn chung thì có các nguyên nhân chính như sau:

  • Viêm loét đại tràng

  • Viêm túi thừa

  • Hội chứng ruột kích thích

  • Bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng xác định)

  • Bệnh xơ nang

  • Viêm tụy mãn tính

  • Ung thư tuyến tụy

  • Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài

  • Sử dụng quá nhiều chất kích thích

  • Lạm dụng thuốc

Các nguyên nhân khác (Ngoài đường tiêu hóa)

Tuy không phải là nguyên nhân chủ yếu nhưng các tổn thương bên ngoài đường tiêu hóa cũng làm tăng nguy cơ rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng ở người. Bất kỳ hoạt động “bất bình thường” ở cơ quan nào cũng có thể tác động tiêu cực đến quá trình chuyển hóa thức ăn và vận chuyển dưỡng chất đi đến từng “ngóc ngách” trong cơ thể. Thế nên, nếu nhận thấy bản thân đang gặp phải triệu chứng suy dinh dưỡng thì khả năng cao là do các bệnh lý này gây nên:

  • Hội chứng Carcinoid

  • Các chứng rối loạn ăn uống, dị ứng đồ ăn

  • Tổn thương mạch bạch huyết

  • Các căn bệnh ngoài da khiến tế bào phải đổi mới liên tục

  • Bệnh tiểu đường

  • Bệnh cường giáp

  • Bệnh nhược giáp 

  • Bệnh Addison

  • Bệnh cường cận giáp

  • Bênh suy tuyến cận giáp

Triệu chứng kém hấp thụ thường bắt nguồn từ nhiều bệnh lý khác, thậm chí là từ những căn bệnh mà bạn không ngờ đến nhất. Thế nên, bạn phải hết sức cẩn thận khi có bất kì cơ quan tiêu hóa trong cơ thể nào đang bị tổn thương. Tránh lơ là để tình trạng bệnh kéo dài và chuyển biến nghiêm trọng hơn, khiến cơ thể dần mất khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu cần cho mọi hoạt động sống.

4. Điểm danh một số biến chứng nghiêm trọng khi cơ thể khó hấp thụ

Như bạn đã biết, rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng trầm trọng. Đặc biệt là khi không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như protein, chất béo, vitamin, khoáng chất hay tinh bột,… cơ thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc phải vô vàn bệnh lý nguy hiểm khôn lường. Sau đây là một số biến chứng tiêu biểu khi cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng:

  • Táo bón hoặc tiêu chảy không ngừng

  • Suy nhược cơ thể

  • Còi cọc, ốm yếu, sụt cân, cơ bắp teo nhỏ

  • mềm, giòn, dễ gãy

  • Thiếu máu, gây tê bì, đau nhức chân tay liên tục

  • Sa sút trí nhớ, suy giảm khả năng tập trung

  • Suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng

  • Tóc xơ yếu, gãy rụng nhiều

  • Đẩy nhanh quá trình lão hóa, làm da nhăn nheo, khô ráp

Hội chứng kém hấp thụ sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt nhiều dưỡng chất quan trọng, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng – một trong những nỗi ám ảnh hàng đầu của con người. Hậu quả mà nó để lại có thể nghiêm trọng đến mức không thể tưởng tượng được. Thế nên, nếu không được can thiệp nhanh chóng và điều trị kịp thời, rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể, khiến sức khỏe bị sa sút trầm trọng.

Xem thêm: Chất dinh dưỡng trong tinh trùng, sự thật bất ngờ bạn chưa biết!

5. Cách khắc phục và điều trị chứng rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng

Có thể thấy rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng là một mối đe dọa cực kì nguy hiểm đối với sức khỏe của con người. Thế nhưng, làm thế nào để khắc phục chứng bệnh này có lẽ vẫn còn là một khái niệm chưa được nhiều người biết đến. Với mong muốn giúp đỡ mọi người ngăn ngừa và làm suy giảm hội chứng kém hấp thụ, Mẹ Bỉm Bé Mít xin giới thiệu một số phương pháp điều trị hiệu quả sau đây:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng mới: Để khắc phục tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng thì bạn cần phải tăng cường bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là vitamin và khoáng chất. Để làm được điều đó, bạn nên thay đổi một số yếu tố trong chế độ dinh dưỡng của mình, ăn thêm nhiều rau củ, trái cây và các thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Đồng thời, bạn cũng cần chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để hệ tiêu hóa dễ dàng hấp thụ dưỡng chất hơn.

  • Thay đổi thói quen ăn uống không lành mạnh: Lưu ý là trong quá trình điều trị bệnh bạn cần tránh sử dụng các chất kích thích mạnh như caffeine. Đồng thời, bạn không nên ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo và tinh bột gây nặng bụng hay đồ ăn chiên, rán nhiều dầu, mỡ,…. Bên cạnh đó, hãy chú ý uống nhiều nước để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng và trơn tru hơn, giúp thức ăn nhanh chóng được chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng có thể dung nạp vào cơ thể.

  • Can thiệp y tế: Nếu nhận thấy triệu chứng kém hấp thụ dần chuyển biến xấu đến ngoài tầm kiểm soát thì tốt hơn hết bạn cần đến thăm khám tại bệnh viện. Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng sẽ tư vấn cho bạn những biện pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng mà bạn đang gặp phải. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm một số khác để hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tăng cường hấp thụ dưỡng chất.

  • Phối hợp với các hoạt động cải thiện sức khỏe: Để thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thụ và trao đổi chất dinh dưỡng trong cơ thể diễn ra hiệu quả thì bạn nên tích cực tham gia nhiều hoạt động thể dục thể thao hơn. Vận động nhiều hơn mỗi ngày có thể giúp bạn cải thiện đáng kể các triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi, đau nhức chân tay do thiếu hụt dưỡng chất và làm tăng cảm giác thèm ăn.

Để khắc phục và điều trị chứng rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng một cách hiệu quả thì người bệnh cần phải kiên trì và tuân thủ đúng theo các phương pháp đã được chỉ định. Triệu chứng này đòi hỏi người bệnh phải hết sức cẩn thận với mọi hoạt động ăn uống và các loại thực phẩm có mặt trong bữa ăn.

Rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng là nguyên nhân chính dẫn đến chứng suy dinh dưỡng, gây ra nhiều hệ lụy khôn lường đối với sức khỏe của những người mắc phải. Với những thông tin cụ thể mà Mẹ Bỉm Bé Mít đã chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã có riêng cho mình những biện pháp chủ động phòng chống và ngăn ngừa triệu chứng kém hấp thụ này. Hãy theo dõi Mẹ Bỉm Bé Mít để xem thêm nhiều bài viết bổ ích khác về lĩnh vực sức khỏe cho gia đình của mình nhé!

1. Malabsorption Syndrome – Truy cập ngày 06/10/2022

https://www.healthline.com/health/malabsorption

2. What is Malabsorption Syndrome? – Truy cập ngày 06/10/2022

https://www.webmd.com/digestive-disorders/malabsorption-syndrome

Viết một bình luận